Nghệ
thực phẩm quen thuộc có tác dụng tốt đối với bệnh lý đường tiêu hóa,
nghệ gồm có nghệ đen và nghệ vàng đều có những lợi ích khác nhau
>>> bong atiso kho
Nghệ vàng. Được
sử dụng nhiều trong chế biến thực phẩm, y học hay phẩm nhuộm. Trong
thành phần hóa học của củ nghệ vàng có hợp chất rất quan trọng là
curcumin, có tác dụng kích thích sự bài tiết và bảo vệ tế bào gan.
Curcumin gây co bóp túi mật và hiệu quả trong việc làm giảm cholesterol
máu. Dùng có lợi trong các trường hợp viêm gan, vàng da.
Theo y học cổ truyền, nghệ vàng khi kết
hợp với mật ong ó tác dụng điều trị rất tốt với người bị viêm loét dạ
dày, giúp giảm đau, tiêu hóa tốt, giảm ợ chua và góp phần làm lành vết
thương ở dạ dày. Ngoài ra, phần rễ của cây nghệ vàng còn được gọi là uất
kim, có vị cay, đắng, tính hàn, tác dụng hành khí giải uất, trong thành
phần hóa học có các chất giúp kích thích bài tiết dịch mật, có lợi
trong các bệnh viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật.
Nghệ đen. Hay
còn gọi là nghệ tím, ngải tím. Trong thành phần củ nghệ đen có chứa các
tinh dầu như: secquitecpen, zingiberen, xineol. Một số công trình
nghiên cứu cho thấy củ nghệ đen có tác dụng tăng cường sự bài tiết mật,
kích thích tiêu hóa, tăng trương lực ống tiêu hóa và kháng khuẩn.
Theo y học cổ truyền nghệ đen dùng rất
tốt cho trường hợp ăn uống kém tiêu, đầy bụng, trướng hơi. Xét về tác
dụng có lợi cho người bị viêm loét dạ dày thì củ nghệ đen không thay thế
được củ nghệ vàng.
Lưu ý khi dùng nghệ
Nghệ còn có tác dụng kích thích cơ tử
cung, rất có lợi trong trường hợp đau bụng kinh, tắc kinh sau sinh.
Nhưng cần thận trọng cho phụ nữ đang mang thai và những người đang bị
rong kinh.
Do có vị cay nên khi sử dụng lâu dài sẽ
gây tình trạng đau bụng, khó hấp thu, tiêu chảy và buồn nôn. Để hạn chế
tác dụng phụ này, người ta thường dùng dưới dạng bột nghệ và giảm liều
hoặc ngưng dùng khi có những biểu hiện này.
Cách pha mật ong và nghệ: Dùng 12g bột
nghệ trộn với khoảng 6g mật ong, dùng mỗi ngày cho hiệu quả tốt đối với
người bị viêm loét dạ dày. Cũng cần lưu ý, người bệnh nên khám và tư vấn
ở bác sĩ chuyên khoa để được điều trị tốt hơn, đặc biệt là trên bệnh
nhân viêm loét dạ dày – tá tràng có nhiễm khuẩn Helicobacter pylori.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét